PHÂN BIỆT NỒI ÁP SUẤT VÀ NỒI NẤU CHẬM

Nồi nấu chậm và nồi áp suất là 2 dụng cụ nhà bếp hiện đại đầy tiện nghi, là trợ thủ đắc lực giúp mẹ chế biến những món ăn dễ dàng. 2 chiếc nồi đa năng nhưng lại có phương pháp nấu chín thức ăn khác nhau và sử dụng với mục đích khác nhau. Vậy 2 chiếc nồi này có gì đặc biệt? Hôm nay hãy cùng Hasuka khám phá sự khác biệt của hai nồi này nhé!

1. Nồi nấu chậm 

Nồi nấu chậm là gì?

Nồi nấu chậm (slow cooker) là một thiết bị nấu ăn dùng để nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài. 

Loại nồi này rất phù hợp cho các món kho, om, hầm, ninh, cháo, súp hoặc những món ăn cần thời gian dài để mềm, thấm vị mà không cần bạn phải canh chừng suốt quá trình nấu. 

Nồi nấu chậm là gì?

Nguyên lý hoạt động nồi nấu chậm

Thức ăn được làm chín nhờ nguyên lý giữ nhiệt ở đáy nồi, rồi truyền nhiệt lên thành nồi bằng cách duy trì mức nhiệt độ ổn định, từ 70°C đến 90°C, giúp thực phẩm chín từ từ, giữ nguyên dưỡng chất và hương vị. 

Ưu điểm

- Bảo toàn dưỡng chất có trong thực phẩm: nồi nấu chậm hoạt động ở nhiệt độ thấp (70°C - 90°C), giúp bảo vệ dưỡng chất tốt hơn đặc biệt là vitamin A, C, E và các khoáng chất thiết yếu như canxi, kali, sắt và mang lại bữa ăn giàu dinh dưỡng hơn.

- Đa dạng các chức năng khác nhau: Nồi nấu chậm được tích hợp nhiều chức năng như: kho, hầm canh, cháo, súp, thích hợp cho việc nấu nhiều loại thực phẩm.

- Không làm nát thực phẩm: Nồi nấu chậm om thức ăn chín kỹ, chín mềm, nhưng không hề bị nát, cấu trúc Pectin trong thức ăn không bị phá vỡ, giữ được dinh dưỡng, hương vị và độ thơm ngon tự nhiên.

- Tiết kiệm điện năng: mức tiêu thụ điện năng rất thấp khoảng 150-200W, lượng điện tiêu thụ ít hơn so với nồi áp suất hay nồi cơm điện giúp gia đình bạn tiết kiệm điện hiệu quả.

Ưu điểm của nồi nấu chậm

Nhược điểm

- Thời gian nấu khá lâu: Vì hoạt động ở nhiệt độ thấp, các món ăn thường mất từ 7-12 giờ để hoàn thành, không phù hợp với những ai cần nấu ăn nhanh.

- Không thích hợp cho mọi món ăn: Nồi nấu chậm chủ yếu dùng cho món hầm, ninh, kho, cháo… nhưng lại không phù hợp để xào, rán, hấp hay chiên giòn.

2. Nồi áp suất 

Nồi áp suất là gì?

Nồi áp suất là loại nồi sử dụng áp suất hơi nước cao để nấu thực phẩm nhanh hơn so với nồi thông thường. 

Khi hoạt động, nắp nồi sẽ khóa chặt, giữ hơi nước và làm tăng áp suất bên trong, giúp nhiệt độ sôi của nước có thể lên đến 120°C hoặc hơn, từ đó rút ngắn thời gian nấu mà vẫn giữ được hương vị và chất dinh dưỡng của món ăn.

Nồi áp suất là gì

Nguyên lý hoạt động nồi áp suất

Nguyên lý hoạt động của nồi là chuyển điện năng thành nhiệt năng. Mâm nhiệt của nồi tạo ra lượng nhiệt lớn làm nồi nóng lên. Đồng thời, hơi nóng trong nồi cũng tăng cao nhưng không thể thoát ra ngoài, giúp áp suất tăng lên và nhiệt độ trong nồi lớn làm thức ăn nhanh chín.

Ưu điểm

- Giữ trọn dinh dưỡng: Điểm này khá giống với nồi nấu chậm. Thức ăn được nấu trong môi trường kín, không bị bay hơi dinh dưỡng, đặc biệt phù hợp với các món hầm, ninh, cháo, súp.

- Nấu ăn nhanh chóng: Nhờ nguyên lý tạo áp suất cao, nồi giúp thực phẩm chín nhanh hơn gấp 3-5 lần so với nồi thông thường.

- Thực đơn nấu tự động đa dạng: Nhiều nồi áp suất hiện đại có thể hầm, ninh, nấu cháo, hấp, nấu cơm, làm bánh, thay thế nhiều loại nồi khác.

- Hẹn giờ nấu linh hoạt: Điểm này cũng giống nồi nấu chậm, người dùng có thể hẹn giờ, đến giờ hẹn nồi tự động nấu, nấu xong tự ngắt chuyển sang giữ ấm, không cần người dùng có mặt để canh coi.

Ưu điểm của nồi áp suất

Nhược điểm

- Người sử dụng lần đầu sẽ gặp nhiều khó khăn: tính thời gian, vệ sinh khó khăn và dễ bị bỏng,... nếu như không nắm rõ cách sử dụng.

- Giá thành cao: Nồi áp suất điện có giá cao hơn nồi nấu chậm

- Không thích hợp cho mọi món ăn: Nồi áp suất thường không sử dụng được để xào, rán, hấp hay chiên giòn.

3. Nên mua nồi nấu chậm hay nồi áp suất?

Thực tế nồi nấu chậm và nồi áp suất là 2 dòng sản phẩm riêng biệt, nguyên lý hoạt động khác nhau nên thời gian nấu chín thức ăn cũng không đồng nhất. Mỗi loại lại có thế mạnh riêng để thu hút người tiêu dùng.

Nên mua nồi nấu chậm khi:

- Không có nhiều thời gian nấu nướng: Bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu từ sáng, bật nồi rồi đi làm, tối về là có món ăn nóng hổi mà không cần canh bếp.

- Muốn giữ trọn dinh dưỡng: Do nấu ở nhiệt độ thấp, không làm thực phẩm bị biến chất hay mất vitamin như khi nấu ở nhiệt độ cao.

- Có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi trong nhà: Nồi giúp nấu các món cháo, canh hầm mềm nhừ, dễ ăn, tốt cho hệ tiêu hóa, giữ trọn vị ngọt tự nhiên

- Thích nấu các món cần thời gian dài: Nồi nấu chậm lý tưởng cho các món như nước hầm xương, thịt kho, tổ yến chưng, sữa hạt, làm sốt.

- Thích sự an toàn, tiết kiệm điện: Nồi có công suất thấp (thường dưới 200W), tiết kiệm điện hơn nhiều so với nồi áp suất hay bếp điện.

- Mức ngân sách có thể hạn chế nhưng vẫn cần sản phẩm có thể làm chín nhừ thực phẩm và được trang bị chế độ nấu đa dạng, tính năng tiện lợi và an toàn.

Nên mua nồi nấu chậm khi nào?

Nên mua nồi áp suất khi:

- Muốn nấu ăn nhanh chóng, tiết kiệm thời gian: Nồi áp suất có thể nấu nhanh gấp 3-5 lần so với nồi thường, phù hợp với người bận rộn.

- Nấu các món cứng, lâu chín: Đặc biệt thích hợp cho các món như hầm xương, nấu đậu, gân bò, giò heo, nấu chè đỗ mà không mất hàng giờ nấu trên bếp.

- Cần một thiết bị đa năng: Nhiều nồi áp suất điện hiện nay có thể hầm, nấu cháo, nấu cơm, hấp, làm bánh, giúp thay thế nhiều loại nồi khác.

- Gia đình đông người: Nồi có dung tích lớn (từ 5-8L), có thể nấu lượng lớn thực phẩm một lúc.

- Ngân sách gia đình cho phép mua các dòng nồi áp suất với mức chi phí từ trên 1 triệu đồng.

Nên mua nồi áp suất khi nào?

Trên đây là những liệt kê về ưu – nhược điểm và những điểm khác biệt của nồi áp suất và nồi nấu chậm. Dựa trên các thông tin này, chắc chắn bạn sẽ có nhiều cơ sở để lựa chọn nên mua loại nồi nào phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế gia đình. Hãy đón đọc các bài viết khác của Hasuka để có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc gia đình nhé.

hotline
Gọi ngay
zalo icon Chat Zalo messenger icon Chat facebook